Tác giả: Nguyễn Hữu Bửu Khuyên
Tóm tắt thuyết minh:
Cảm hứng: Lấy cảm hứng từ chủ đề “Đánh thức Truyền thống”, tôi muốn thổi hồn cho sản phẩm vật dụng hằng ngày Kệ – “Giá” là vật dụng được sử dụng để lưu giữ và trang trí trong mọi không gian sinh hoạt, một “hình dáng” mà dù có đi xa đến đâu cũng không quên được những hình ảnh thân thuộc về kí ức cội nguồn của luỹ tre làng, đã tồn tại gắn bó gần gũi nhất đến con người Việt. Hình tượng cây tre trong sản phẩm không chỉ đem lại giá trị vật chất mà cụ thể hoá giá trị tinh thần sự cứng cỏi kiên cường vượt lên trên mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng mãi đoàn kết và phát triển mạnh mẽ.
Với sự kết hợp giữa câu chuyện hình dáng và kết cấu “không đem lại cảm giác dư thừa lãng phí nào” là ý tưởng để sáng tạo sự đổi mới không chỉ cho cá nhân tôi mà còn là cảm hứng cho một lối sống mới.
Ý tưởng: Giải pháp cho vấn đề lối sống tối ưu hoá diện tích của xã hội, Khái niệm Modular trong sản phẩm nội thất được hiểu là việc lắp ghép các linh kiện có sẵn thành một sản phẩm hoàn chỉnh giống như việc lắp ghép LOGO từ những mảnh ghép để tạo ra các đồ vật khác nhau tùy vào trí tưởng tượng và nhu cầu thực tế. Tại các nước phát triển việc sử dụng Modular cho nội thất rất phổ biến trong khi tại Việt Nam là một khái niệm lạ lẫm.
Việc sử dụng Modualar cho phép thay đổi tùy ý các sản phẩm nội thất theo nhiều phương án khác nhau, giúp không gian nội thất trở nên tiện nghi, thay đổi linh hoạt và tiện dụng, không chỉ hạn chế được vận chuyển cồng kềnh mà còn thoả mãn cho người sử dụng để có thể trải nghiệm nỗ lực khi lắp ghép từng chi tiết, sẽ giúp truyền đạt câu chuyện tinh thần của giá trị văn hoá từ những sản phẩm góp phần tạo ra.
_____
(*)Cuộc thi Designed by Vietnam 2021 có chủ đề “Đánh thức Truyền thống” (Awakening Traditions) trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế Việt Nam – VNDW 2021 được phát động từ ngày 17/7/2021 tại Hà Nội và kéo dài tới hết ngày 03/12/2021 trên phạm vi cả nước. Dưới sự dẫn dắt của các nhà thiết kế có tầm ảnh hưởng trong 05 lĩnh vực Thiết kế Truyền thông (Communication design), Thiết kế Đồ nội thất (Living design), Thiết kế Vật dụng trang trí (Decor & Object design), Thiết kế Trang phục (Clothing design), Thiết kế công cộng (Public design), các thí sinh tham gia sẽ có nhiều cơ hội được kết nối và học hỏi để tạo ra những sản phẩm ứng dụng có giá trị thiết kế cao.
Thiết kế Đồ nội thất (Living design)
Có lẽ chưa bao giờ, trên phạm vi toàn thế giới, quan niệm về không gian sống lại được tái định nghĩa và chiêm nghiệm nhiều đến thế, kể từ thời điểm mà Covid-19 chạm ngõ nhân loại. Thách thức của việc phải từ bỏ tự do đi lại, dẫu chỉ trong thời gian nhất định khiến người ta quan tâm hơn đến việc tối ưu hoá diện tích mà mình sinh hoạt hằng ngày và phối hợp nó với những chức năng/ nhiệm vụ tích hợp và cộng hưởng. Nếp sống ấy tưởng chừng mới mẻ nhưng nếu nhìn về truyền thống tổ chức cuộc sống và lao động của ông cha ta chỉ khoảng hơn 100 năm trước thôi, thì lại rất nhiều điểm tương đồng. Ngôi nhà không chỉ là nơi chở che lưu trú mà còn là địa điểm sản xuất, hội họp, là kho thực phẩm và cũng là nơi thờ phụng thần linh và tổ tiên.
Hiểu về truyền thống một cách thấu đáo, trong mối quan hệ hài hoà với dòng chảy của thời đại chính là bí quyết để bạn có thể “đánh thức” đúng thứ cần thức tỉnh trong kho tàng chất liệu sáng tác, vật liệu truyền thống, kĩ thuật thủ công đồ sộ của dân tộc. Việc làm chủ, nắm vững các yếu tố kĩ thuật và kiên định với một ý tưởng xuyên suốt, một khía cạnh mạnh nhất của thiết kế sẽ đem lại giá trị lấp lánh riêng cho sản phẩm đó.
VNDW2021
NO COMMENT