Chiếc bàn ăn 16.3 tránh xa các hình thức phức tạp và nắm bắt được một phần trong bản chất thẩm mỹ của người Á Đông. Được thiết kế bằng vật liệu đơn giản và màu sắc tự nhiên, chiếc bàn này thể hiện kỹ thuật ghép gỗ tinh vi, vì nó không cần liên kết đinh, vít hay keo dán. Nó bao gồm 12 thanh gỗ được cắt mộng chính xác và ghép lại với nhau một cách hoàn hảo để tạo thành chân bàn. Bốn chân rời được xỏ khóa vào với 12 thanh này mà không có bất kỳ một cơ chế ràng buộc nào giúp dễ dàng lắp ráp. Hình thức như không muốn nói điều gì khiến chiếc bàn này có khả năng cân bằng căn phòng chỉ với một chút đơn giản và tinh tế.
Thiết kế: LAITA Design Studio, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thương hiệu: LAITA Store, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Contents
Ý tưởng
Thiết kế bàn được lấy cảm hứng từ cấu trúc nối dầm gỗ truyền thống, thường được sử dụng trong kiến trúc. Được phát triển trong hơn 5 năm, sự đặc sắc trong của kiến trúc truyền thống Á Đông như được gói gọn trong hình khối đơn giản của 16.3. Hệ chân bàn được tạo bởi từ 16 thành phần bằng gỗ. Bốn trong số các thành phần này, chính là những chiếc chốt gỗ trong mộng truyền thống được phóng to đột biến để trở thành bốn chân bàn. Kết cấu này giúp cho chiếc bàn chắc chắn và được lắp ráp nhanh chóng như việc đóng một con chốt đề khóa mộng.
Chiếc bàn trở nên thanh lịch hơn với việc lựa chọn kính màu làm chất liệu cho mặt bàn, nó bổ sung ngữ nghĩa và cảm xúc, nhấn mạnh tính hư không. Bốn góc của mặt bàn được vát mạnh để tạo một chút năng động khi di chuyển xung quanh bàn, đồng thời tạo cho mặt bàn một hình dáng thú vị. Giữa chân gỗ và mặt bàn có một lớp đệm pvc mềm giúp cố định mặt bàn và tránh trầy xước. Mặt bàn có thể được tùy chỉnh theo các màu sắc và kích thước khác nhau.
Sự khác biệt
Trở lại với 12 thanh gỗ sau khi được lắp ráp, để tạo thành một bộ khung đế, được soi một cái lỗ hình côn bên trong khớp nối để giữ được 4 chân bàn, và ở từng chân bàn vị trí này cũng là một hình côn được tiện dương bản. Hai hình côn, âm và dương bản này, hỗ trợ nhau làm việc bất chấp sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm có thể làm cho gỗ bị co ngót. Chỉ với một vài cái vỗ tay nhẹ lên khung đế cũng khiến cho chúng trở về trạng thái làm việc hoàn hảo. Bốn khớp nối – tổng số 16 đầu mộng bên trong là hoàn toàn giống nhau. Vì vậy nó có thể được sản xuất hàng loạt và cho phép điều chỉnh kích thước bàn dễ dàng chỉ bằng cách thay đổi thông số chiều dài của thanh gỗ. Vì dựa trên nguyên lý nối đà gỗ nên chiều dài của 16.3 có thể mở rộng không giới hạn. Về mặt lý thuyết và mộng mơ, hoàn toàn có thể có một chiếc bàn dài bằng đường xích đạo của trái đất. Do đó, nó làm cho chiếc bàn phù hợp với nhiều điều kiện và cách sử dụng khác nhau.
Tính bền và các phiên bản
Cũng bởi nguyên lý chốt khóa mà 16.3 đạt được trạng thái tĩnh chắc trong kết cấu, khiến nó có thể chịu được hoạt tải lớn và cả lực xô ngang bất ngờ vì tính dẻo của chân gỗ tiện tròn. Nhờ có thể tháo rời, mà phần đóng gói của nó là nhỏ đáng kể. Nhà thiết kế cũng kỳ vọng sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn về tiết kiệm năng lượng và CO2 trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Hiện tại, 16.3 có 2 phiên bản chính là bàn ăn và bàn console. Phiên bản tiêu chuẩn cho bàn ăn có sức chứa lên đến 8 người và có thể dễ dàng kết hợp với các loại ghế khác nhau. Bàn console có chân bàn cao hơn nhưng hẹp hơn. Cả hai đều có thể nhiều sự kết hợp với mặt kính màu sắc hoặc thậm chí hình dáng khác nhau.
Bàn ăn 16.3 đã đạt giải Good Design® Awards năm 2022
Giải thưởng Good Design® Awards bắt đầu như một chương trình triển lãm tôn vinh thiết kế tốt vào năm 1950, được thành lập bởi cựu giám tuyển của Museum of Modern Art (MoMA), Edgar Kaufmann, Jr., cùng với những người tiên phong trong thiết kế hiện đại như Charles & Ray Eames, Russel Wright, George Nelson và Eero Saarinen, với sự bảo trợ của The Merchandise Mart, Chicago và Museum of Modern Art (MoMA), New York. Chương trình ban đầu được tổ chức ba lần mỗi năm, một nhà thiết kế có uy tín sẽ được chọn để lên kế hoạch sắp đặt cho năm đó. Charles & Ray Eames đã thiết kế không gian rộng gần 500 m2 cho triển lãm đầu tiên vào năm 1950, tiếp theo là Finn Juhl, Paul Rudolph và Alexander Girard.
Ngày nay, Good Design® Awards là giải thưởng lâu đời nhất trong hệ thống các giải thưởng thiết kế uy tín trên thế giới. Giải thưởng được tiếp tục bởi Chicago Athenaeum: Museum of Architecture and Design. Hằng năm, Good Design® Awards vinh danh những thiết kế sản phẩm tốt nhất vì đã kiên định theo đuổi sự xuất sắc trong thiết kế.
Trong hơn bảy thập kỷ vừa qua, giải thưởng thúc đẩy những nhận thức mới về thiết kế đương đại, tôn vinh cả sản phẩm và những người tiên phong trong ngành thiết kế, những người luôn dũng cảm đề xuất các hướng đi mới và những sự cải tiến cho thế giới. Trong khoảng thời gian này, mọi thứ từ nhỏ nhất như cái kẹp giấy đến máy bay Boeing 787 Dreamliner hay Tàu vũ trụ của NASA đều đã được vinh danh ngang nhau.
Tiêu chí
Trọng tâm của Good Design® Awards được đặt hoàn toàn vào chất lượng thiết kế trong hình thức, chức năng và thẩm mỹ, mà tiêu chuẩn của chúng vượt xa các sản phẩm tiêu dùng thông thường. Nó là hình mẫu cho các lý tưởng được chuyển hóa xuất sắc và hướng đến sự phổ quát.
Các sản phẩm được đánh giá bởi một ban giám khảo gồm các nhà thiết kế nổi tiếng và các chuyên gia hàng đầu trong ngành cũng như các chuyên gia về truyền thông thiết kế. Cùng nhau họ dựa trên các tiêu chí, đã được thiết lập từ năm 1950, để đạt được tính thẩm mỹ cao nhất về thiết kế sáng tạo, công nghệ mới, vật liệu, cấu trúc, ý tưởng, chức năng, tiện ích, hiệu quả về năng lượng và nhạy cảm với môi trường.
Con dấu
Được thiết kế bởi nhà thiết kế người Chicago, Mort Goldsholl, vào năm 1950. Con dấu như nhằm thông báo cho người dùng hiểu rằng sản phẩm được gắn con dấu này đã vượt qua các tiêu chí và bài kiểm tra khắt khe nhất về thiết kế tốt. Con dấu là một biểu tượng quốc tế về sự cam kết với sự đổi mới và sản phẩm đạt giải sẽ là một phần của bộ sưu tập Thiết kế Vĩnh viễn của Bảo tàng Chicago Athenaeum.
Bài / ảnh: Nguyễn Đình Hòa, LAITA
NO COMMENT